02046261818
xkldico@gmail.com
9 tuổibannerbannerbanner

Trang chủ

Tin tức

Xuất khẩu lao động

XKLĐ ngành Điều dưỡng –Những điều bạn nhất định phải biết

Trước thực trạng dân số già hóa, tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, Nhật Bản hiện mở rộng cửa chào đón nguồn lao động y tá, điều dưỡng nước ngoài trong đó có cả Việt Nam. Với lợi thế như điều kiện làm việc tốt, thu nhập ổn định và cả cơ hội nâng cao chuyên môn, trình độ, ngành điều dưỡng trở thành lựa chọn XKLĐ phù hợp, được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Hãy cùng ICOManpower tìm hiểu chi tiết hơn về ngành nghề được tôn trọng và ưu ái tại Nhật Bản nhé!

I. Đặc điểm, thuận lợi khó khăn khi đi XKLĐ Nhật Bản ngành điều dưỡng

1.1. Đặc điểm ngành điều dưỡng tại Nhật Bản

Nhu cầu tìm điều dưỡng viên cao: Nhật Bản hiện đang có tốc độ già hóa dân số rất cao, số lượng người già sinh sống trong các viện dưỡng lão, viện chăm sóc cũng ngày một tăng lên. Vì thế nhu cầu tìm kiếm các điều dưỡng cũng tăng cao, thu hút khá nhiều người lao động. Nếu bạn đang có ý định xuất khẩu lao động thì hoàn toàn có thể cân nhắc về ngành điều dưỡng này.

Lương điều dưỡng cao, chế độ đãi ngộ tại Nhật Bản tốt: cũng chính bởi nhu cầu về nguồn nhân lực ngành điều dưỡng cao, nên chính phủ và cả các đơn vị y tế Nhật Bản đều chú trọng đến các chính sách thu hút. Theo đó mức lương điều dưỡng cũng được tăng cao, các chế độ đãi ngộ như nơi ở, nơi sinh hoạt, tiền thưởng… cũng được chú trọng hơn hẳn so với các công việc khác.

1.2. Công việc thường ngày của một Điều dưỡng viên

- Hỗ trợ ăn uống: Một ngày khoảng 4 bữa: Sáng - trưa - chiều và tối, điều dưỡng viên sẽ đọc thực đơn, rót trà, mang cơn và đưa thức ăn cho người cao tuổi trong viện dưỡng lão. Trong quá trình ăn uống, điều dưỡng viên cần thường xuyên quan sát, trông coi và hỗ trợ (nếu cần). Sau khi kết thúc bữa ăn, điều dưỡng viên sẽ dọn dẹp, ghi lượng thức ăn vào sổ theo dõi khi, phát thuốc uống, chuẩn bị bàn chải để các cụ vệ sinh răng miệng tại bàn.

- Hỗ trợ vận động: Đi lại, tập thể dục (đi bộ, đạp xe...) hỗ trợ và hướng dẫn người già một số động tác thể dục cơ bản, nhẹ nhàng.

- Công tác vệ sinh: Vệ sinh phòng bệnh, nơi làm việc, nhà vệ sinh, dụng cụ vệ sinh, dụng cụ y tế, dọn dẹp đồ đạc phục vụ sinh hoạt thường ngày.

Các hoạt động hỗ trợ sinh hoạt cho người cao tuổi tại viện dưỡng lão đều có thiết bị máy móc hiện đại

- Hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày: Đối với người già không thể sử dụng bồn cầu thông thường thì điều dưỡng viên cần phải chuẩn bị bồn cầu di động,  hỗ trợ tắm giặt (chẩn bị quần áo, khăn tắm, pha nước, chuẩn bị dầu gội, sữa tắm. Trường hợp không tự tắm giặt được sẽ sử dụng các công cụ hỗ trợ để đưa người già vào bồn tắm và tắm rửa cho họ. Tắm giặt xong sẽ đưa quần áo đi giặt, sấy khô và gấp gọn.

- Hỗ trợ chơi các trò chơi giải trí và trò chuyện cùng người già: Xem tive, chơi cờ, gấp giấy hoặc trò chuyện cùng người già giúp họ có tâm trạng tốt hơn.

- Chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, điều dưỡng viên còn có nhiệm vụ theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh. Ghi chép lại tình hình sức khỏe của người bệnh vào sổ theo dõi. Trong trường hợp khẩn cấp, điều dưỡng viên phải nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để kịp thời xử lý.

- Hỗ trợ ngủ nghỉ: Sau khi hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh và thay đồ, điều dưỡng viên sẽ đưa người bệnh về phòng và thay bộ đồ ngủ cho người bệnh, pha dung dịch ngâm răng giả,  đắp chăn... kèm theo lời chúc ngủ ngon.

- Công tác giao ban, báo cáo: Hồ sơ của bệnh nhân phải được theo dõi, ghi chép chính xác, đầy đủ, rõ ràng. Ghi chép việc chăm sóc điều trị do điều dưỡng thực hiện và sao chép chỉ định trong hồ sơ của người bệnh. Kết quả và những thông số theo dõi cần phải ghi đúng vào mẫu giấy tờ cần thiết. Mỗi khi thay ca phải báo cáo và ban giao lại đầy đủ cho ca sau.

- Một số công việc khác như Vận chuyển người già, vận chuyển kết quả xét nghiệm, các mẫu, các loại đơn & phiếu liên quan đến công tác chăm sóc người cao tuổi.

1.3. Thuận lợi khi đi xuất  khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng

- Mức lương cao: Trung bình mức lương của lao động làm điều dưỡng tại Nhật Bản sẽ nằm trong khoảng 30 – 35 triệu đồng/tháng.

- Môi trường tốt để học tiếng Nhật: Đặc thù công việc cần giao tiếp nên vốn tiếng Nhật của thực tập sinh cần đảm bảo đạt N4 khi xuất cảnh, ngoài ra các bạn còn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ này trong đời sống hàng ngày nên đây là cơ hội tốt để nâng cao trình độ ngoại ngữ. Sau khi kết thúc chương trình TTS 3 năm, các bạn sẽ đạt được trình độ ngoại ngữ tối thiểu mức N2

- Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc: điều này giúp ích cho sự nghiệp của bạn, khi trở về nước bạn sẽ có chuyên môn cao hơn dễ dàng tìm được các công việc tốt hơn.

1.4. Khó khăn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng

- Môi trường làm việc kỷ luật: Người Nhật nổi tiếng trên toàn thế giới là tính kỷ luật và đề cao trách nhiệm cá nhân. Vì thế dù làm bất cứ công việc nào, cả công việc điều dưỡng thì áp lực trong công việc cũng rất cao. Có rất nhiều quy định mà bạn cần chú ý đến như bạn tuyệt đối không được muộn giờ, không làm việc riêng trong giờ, hạn chế nói chuyện riêng …. Đối với người lao động khi mới sang và tiếp xúc có thể sẽ cảm thấy gò bó, áp lực, tuy nhiên sau khi thích nghi được thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn.

- Thời gian xuất cảnh lâu (khoảng 8-10 tháng): Do công việc điều dưỡng đòi hỏi kinh nghiệm tính đặc thù cao, nên quá trình tuyển chọn, phỏng vấn, đào tạo ngoại ngữ N4 thường khá dài và khắt khe. Vì thế sẽ dẫn đến tình trạng thời gian xuất cảnh bị kéo dài hơn so với các ngành nghề khác.

- Khó khăn tiếp xúc với bệnh nhân: Đặc thù của công việc điều dưỡng là cần chăm sóc, chú ý đến bệnh nhân, vì thế thời gian đầu khi tiếng Nhật còn chưa thông thạo, công việc còn nhiều bỡ ngỡ thì người lao động sẽ gặp tình trạng khó khăn trong công việc. Tuy nhiên chỉ cần TTS chăm chỉ học tập, trau dồi những khó khăn này sẽ ít đi nhiều.

- Định kiến xã hội: Người lao động vẫn còn tâm lý e ngại với ngành hộ lý bởi phải thường xuyên tiếp xúc với người già, sợ bẩn, mất vệ sinh... Song thực tế điều kiện làm việc thực tế tại Nhật Bản đều hiện đại, có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị nên giúp giảm thiểu tối đa sức lực.

II. Chi phí đi xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng

Mức phí hiện nay ICOManpower áp dụng cho chương trình điều dưỡng rất hợp lý với đa số người lao động ở mức 86 triệu đồng (chi phí này chưa gồm phí khám sức khỏe, tiền ăn trong quá trình đào tạo ngoại ngữ...)

Đặc biệt, ICOManpower hỗ trợ người lao động nợ phí 50 triệu đồng, trả dần trong vòng 5 tháng khi có lương bên Nhật Bản.

2.1. Mức lương điều dưỡng tại Nhật Bản

- Mức lương thực tế

Giai đoạn 2023 – 2024, thu nhập của điều dưỡng viên làm việc tại Nhật Bản dao động từ 170.000 – 210.000 yên/tháng (là khoảng 28– 36 triệu VNĐ/tháng). Ngoài lương cơ bản trên, người lao động sẽ nhận được thêm các khoản phụ cấp, khoản thưởng và trợ cấp ngoài giờ.

Đặc biệt nếu người lao động có thể thi là lấy được Chứng chỉ điều dưỡng cấp Quốc gia của Nhật bản thì mức lương của điều dưỡng viên sẽ tăng lên đáng kể, có thể lên đến 40 – 50 triệu/tháng.

Có thể nói so với mức lương xuất khẩu lao động của các ngành như chế biến, nông nghiệp… thì mức lương của nghề điều dưỡng cao hơn khá nhiều.

- Mức lương thực lĩnh

Lương thực lĩnh là số tiền mà người lao động nhận được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí như thuế, bảo hiểm, phí sinh hoạt (tiền nhà, điện nước, gas, internet...), tiền ăn uống…

Các vấn đề về thuế, bảo hiểm, phí nội trú… đều đã được quy định rõ ràng trong hợp đồng, vì thế nếu muốn tiết kiệm thì người lao động nên chủ động điều chỉnh chi phí sinh hoạt, ăn uống. Sau khi đã trừ hết tất cả các khoản chi phí cần đóng và cần sử dụng thì mức chi phí còn lại của người lao động sẽ trong khoảng 25 – 30 triệu.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương

Khu vực làm việc: Tại Nhật Bản mức lương cơ bản có sự thay đổi khác nhau giữa các tỉnh, vì thế tùy thuộc vào địa chỉ làm việc mà mức lương của người lao động sẽ khác nhau. Ví dụ nếu bạn làm điều dưỡng tại các bệnh viện, trung tâm sức khỏe tại các tỉnh thành lớn như Chiba, Saitama, Tokyo, Osaka…

Mức lương của mỗi doanh nghiệp là khác nhau: Tùy thuộc vào viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ có khung lương trả cho người lao động khác nhau.

2.3. Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng

- Độ tuổi: nam/nữ từ 18 – 35 tuổi

- Bằng cấp: tốt nghiệp THPT, ưu tiên ứng viên có chứng chỉ về điều dưỡng, tốt nghiệp trung cấp/ cao đẳng/ đại học các ngành về y khoa, điều dưỡng đa khoa...

- Sức khỏe: Căn cứ theo kết quả khám sức khỏe tại bệnh viện chỉ định (các bệnh truyền nhiễm: lao phổi, HIV, viêm gan B... không đủ điều kiện tham gia)

- Người lao động không có tiền án, tiền sự, không bị cấm nhập cảnh vào Nhật.

- Trình độ tiếng Nhật: đạt cấp độ N4 trở lên.

Có thể nói xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng mang đến rất nhiều lợi ích cho người lao động, đặc biệt là với những ai đã có kinh nghiệm trong ngành. ICOManpower mong rằng những thông tin hữu ích vừa rồi sẽ giúp bạn tự tin, có thêm hành trang trên hành trình lựa chọn công việc tương lai.

_____________________________

Mọi thông tin chi tiết về các chương trình Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản, kỹ năng đặc định, kỹ sư... vui lòng liên hệ:

Hotline: 02046261818